Tìm hiểu về đèn LED, chúng ta thấy nhắc nhiều đến hai thông số đó là nhiệt độ màu và độ hoàn màu của đèn LED. Vậy sự khác nhau giữa CCT & CRI (Nhiệt độ màu & Độ hoàn màu) là như thế nào? 1. Nhiệt độ màu là gì?Nhiệt độ màu – Correlated Color Temperature (CCT) là một đại lượng đặc trưng cho ánh sáng, cho biết ánh sáng phát ra có màu gì, là ánh sáng ấm hay lạnh. Nhiệt độ màu được đo bằng đơn vị gọi là Kelvin(K). Mặc dù T là viết tắt của Temperature (nhiệt độ), nhưng CCT không đề cập đến nhiệt độ thực tế của nguồn sáng; Thay vào đó, nó mô tả nhiệt độ mà bạn làm nung nóng một vật thể có màu đen tuyệt đối (vd: sắt đen) để làm cho nó phát sáng trong và tạo ra màu sắc.
Để dễ hiểu hơn, ta có thể xét một ví dụ, nếu bạn nung một thanh sắt đến 2700K và so sánh với một nguồn sáng có CCT là 2700K, bạn sẽ thấy cả hai phát sáng với cùng một màu sắc. Ánh sáng nóng & lạnhKhi bạn nghe về thuật ngữ “nóng” và “lạnh” để mô tả ánh sáng, về màu sắc nóng lạnh có thể bạn đã biết, nhưng màu sắc tương ứng với chỉ số CCT lại hơi ngược. Cho ví dụ, màu cam là một màu nóng xuất hiện với CCT thấp, trong khi màu xanh là một màu lạnh với chỉ số CCT cao. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ số chạy từ nóng đến lạnh tương ứng với CCT từ thấp đến cao. 2. Độ hoàn màu là gì?Độ hoàn màu – Color Rendering Index (CRI) đề cập đến cách mà nguồn sáng hiển thị màu sắc trên một vật thể hoặc một bề mặt nào đó. Giá trị tối đa của chị số CRI là 100, đồng nghĩa với việc nguồn sáng hiển thị ra màu sắc tương tự với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Khi CRI cần xuống thấp thì khả năng hiển thị màu sắc càng sai lệch, và chúng không có giá chị tối thiểu, nếu chỉ số CRI đạt đến giá trị âm thì nguồn ánh sáng đang bóp méo hoàn toàn về màu sắc thật của vật thể. Lấy ví dụ về nguôn sáng với CRI thấp đó là đèn Natri thấp áp, chúng phát ra một màu vàng nhạt gần như làm cho bạn không thể phân biệt được màu sắc.
0 Comments
Your comment will be posted after it is approved.
Leave a Reply. |
Tư vấn đèn ledCẩm nang tư vấn sử dụng đèn led hiệu quả. Archives
November 2019
Categories |